Cấu tạo của thảm cỏ nhân tạo
Sợi đay, plastic, polyethylene hoặc polyester là những chất liệu thường được sử dụng để tạo nên thảm cỏ nhân tạo. Trong đó, polyethylene và polyester là hai chất liệu sản xuất cỏ nhân tạo có chất lượng cao.
Các nguyên liệu làm cỏ nhân tạo sau khi được xử lý sẽ được đem trộn theo những tỷ lệ nhất định cùng với một số loại hóa chất, chất tạo màu, hóa chất nhằm bảo vệ cỏ nhân tạo khỏi tia cực tím – tác nhân gây ảnh hưởng hàng đầu đến độ bền của thảm cỏ.
Thảm cỏ nhân tạo thường sẽ có lớp đế 2 đến 3 lớp. Lớp đế thảm cỏ được làm bằng vải cứng, vải lưới kết hợp thêm lớp keo cố định chân cỏ. Sau khi cỏ đã được dệt vào lớp đế xong rồi thì người ta sẽ dùng máy phun keo tạo độ bám dính chắc chắn giữa cỏ với lớp đế. Cuối cùng, thảm cỏ sẽ được đưa đi hấp khô và cắt gia công theo từng cuộn.
Ưu Điểm Của Thảm Cỏ Nhân Tạo
Thảm cỏ nhân tạo không chỉ mô phỏng thảm cỏ tự nhiên về hình dáng mà tính chất của các sợi cỏ cũng mềm mại, đàn hồi nên khi vui đùa, chơi thể thao trên sân cỏ nhân tạo sẽ cực kỳ an toàn như trên sân cỏ thông thường.
Nhờ có lớp đế bằng vải mà cỏ nhân tạo có khả năng thấm nước rất tốt. Vì vậy, sau cơn mưa thì bạn không phải lo lắng về thảm cỏ nhân tạo ngoài sân vườn vì ướt sũng, lâu khô đâu nhé!
Cỏ nhân tạo có độ bền cao nên khi sử dụng khi sử dụng bạn không cần phải lo lắng về vấn đề hư hỏng. Thảm cỏ nhân tạo cũng có thể tái chế nên rất thân thiện với môi trường.
Có nhiều loại cỏ nhân tạo khác nhau đáp ứng được hầu hết những yêu cầu của người dùng.
Thảm cỏ nhân tạo có thể lắp đặt ở bất cứ không gian, bất cứ địa hình nào.
Sử dụng thảm cỏ nhân tạo giúp tiết kiệm chi phí tối ưu hơn các phương án khác (đặc biệt là so với thảm cỏ tự nhiên).
Cỏ nhân tạo có khả năng chống cháy lan nên đảm bảo an toàn khi có vấn đề về cháy nổ.
Mr Bình –
kho thảm cỏ lót sàn trải sàn