Chọn Và Lắp Đặt Sàn Gỗ Tại Nhà Đơn Giản
Tại sao nên lắp đặt sàn gỗ cho nhà ở?
Xu hướng ốp lát trang trí nội thất ngày nay đã có nhiều thay đổi đáng kể. Ngoài việc tập trung vào chất lượng của vật liệu, người dùng còn yêu cầu rất cao về tính thẩm mỹ. Bởi vậy mà đối với hạng mục lát sàn nhà, các vật liệu truyền thống như gạch men từ chỗ được ứng dụng phổ biến đã dần nhường chỗ cho sàn gỗ. Ván gỗ lát sàn có rất nhiều ưu điểm mà người dùng hiện đại đang tìm kiếm:
Độ bền cao, tuổi thọ trung bình trên 10 năm đáp ứng được thời gian sử dụng lâu dài.
Chịu ẩm tốt làm giảm đi lo lắng về các vấn đề như nồm ẩm hay nấm mốc.
Chống cong vênh co ngót tốt, giữ cấu trúc ổn định khi lắp đặt trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, phù hợp với nhiều vùng miền ở Việt Nam.
Tính thẩm mỹ đa dạng, sang trọng nâng cấp giá trị của ngôi nhà lên một đẳng cấp mới.
Khả năng chống mài mòn tốt, không bị trầy xước bởi việc di chuyển đồ nội thất hay móng vuốt của vật nuôi.
Từ những lý do trên mà nhiều người đã cân nhắc lựa chọn lát gỗ cho sàn nhà thay vì để sàn bê tông hay sàn gạch. Mặt khác, chỉ cần ốp sàn ván gỗ không gian của nhà bạn sẽ trở nên độc đáo, ấn tượng hơn rất nhiều, còn thể hiện được phong cách sống của chủ sở hữu.
Những Điều Cơ Bản Khi Lựa Chọn Sàn Gỗ !
Trên thị trường hiện nay không khó để bạn có thể tìm kiếm được vật liệu sàn gỗ này. Tuy nhiên có khá nhiều loại ván sàn, mẫu mã, khác biệt về giá cả lẫn chất lượng cũng như đặc tính nổi bật. Vậy làm sao để chọn được ván gỗ lát sàn đúng với nhu cầu sử dụng? Hãy tham khảo ngay 7 điều cần lưu ý dưới đây trước khi chọn vật liệu lát sàn cho ngôi nhà của bạn.
Chất liệu ván sàn
Điều cần quan tâm đầu tiên đó là chất liệu của tấm sàn. Có lẽ bạn đã biết hoặc chưa. Nhưng sàn ván gỗ cũng có nhiều chủng loại được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như: ván lót sàn gỗ tự nhiên, sàn công nghiệp, sàn nhựa. Mỗi loại ngoài việc được cấu tạo khác nhau, chúng còn có đặc điểm và mức giá thành khác nhau. Trong đó:
Ván gỗ tự nhiên được sản xuất hoàn toàn từ 100% gỗ thanh tự nhiên, tính thẩm mỹ cao cấp và giá thành cũng thuộc phân khúc cao.
Ván sàn gỗ công nghiệp được sản xuất từ những tấm cốt gỗ sản xuất hàng loạt từ bột gỗ nghiền vụn, mẫu mã đa dạng, chất lượng ổn định, phổ giá đáp ứng được hầu hết nhu cầu người dùng từ bình dân đến cao cấp.
Sàn gỗ nhựa được cấu thành từ chất liệu chính là nhựa PVC và được phủ lớp bề mặt trang trí giả vân gỗ. Loại này có khả năng kháng nước tuyệt đối nhưng thẩm mỹ có phần kém hơn hai loại trên. Mức giá ở tầm giá rẻ đến trung bình.
Nên chọn sàn gỗ chất lượng để đảm bảo tuổi thọ công trình
Sàn gỗ chất lượng mang lại vẻ đẹp và quyết định đến tuổi thọ công trình
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình, cũng như mục đích lắp đặt, vị trí lắp đặt có thể lựa chọn chất liệu tấm sàn phù hợp. Mỗi loại sẽ có những tính năng và ưu điểm riêng. Nếu lựa chọn đúng và phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
Màu sắc sàn gỗ
Chắc chắn khi đi chọn vật liệu trang trí nội thất đa phần người mua đều quan tâm đến màu sắc và tính thẩm mỹ của sản phẩm, ván gỗ cũng không ngoại lệ. Với sự đa dạng về mẫu mã thiết kế, vấn đề chọn được màu ván sàn đẹp, ưng ý cũng là điều khiến nhiều người khá đau đầu. Dưới đây là một số cách chọn màu sàn gỗ để bạn tham khảo, có thể sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định nhanh chóng hơn.
Màu sắc sàn gỗ khá đa dạng
Màu sàn gỗ được người dùng hiện đại rất quan tâm khi lựa chọn cho không gian nhà mình
Chọn màu sàn gỗ dựa vào phong thủy: Đây là cách được nhiều người áp dụng, mang giá trị về mặt tinh thần và thể hiện cho những hy vọng của gia chủ vào cuộc sống gia đình, sự nghiệp, quan điểm sống. Chọn màu theo phong thủy cũng đem lại may mắn, tài lộc hay sức khỏe cho gia chủ.
Chọn màu sàn nhà theo phong cách thiết kế: Đây là một cách khoa học và đem lại hiệu ứng thẩm mỹ tốt nhất cho không gian của bạn. Hãy tham khảo những phong cách thiết kế khác nhau, sau đó ứng dụng cách phối màu đặc trưng của phong cách bạn yêu thích để chọn được màu ván sàn phù hợp.
Chọn màu theo sở thích: Mặc dù mang tính chủ quan khá nhiều nhưng chung quy lại thì cách decor nhà cửa như thế nào cuối cùng cũng phục vụ cho nhu cầu và sở thích của bạn. Nếu bạn là người sống vì chính mình, làm những điều mình yêu thì hãy nghe theo sự lựa chọn của trái tim!
Thiết kế bề mặt
Có lẽ nhiều người không quan tâm nhiều đến chi tiết này. Tuy nhiên đây lại là một yếu tố để phân loại sự cao cấp và độ tinh tế của vật liệu. Trên bề mặt sàn gỗ thường được phủ một lớp sơn bóng, lớp này có chức năng chống trầy xước cho vật liệu. Bề mặt này được thiết kế có độ chống mài mòn khác nhau từ AC1 – AC5. Trong đó, AC5 là mức độ chống mài mòn, trầy xước tốt nhất.
Sàn gỗ vân nhám sần đang được ưu chuộng
Bề mặt nhám sần đang được đánh giá cao sử dụng cho các công trình hiện đại
Ngoài ra, lớp này cũng được thiết kế dạng vân sần để chống trơn trượt cũng như tạo tính chân thực về mặt thẩm mỹ cho vật liệu. Sản phẩm càng cao cấp và càng tinh tế sẽ được ứng dụng công nghệ bề mặt EIR vào trong thiết kế bề mặt. EIR là công nghệ mô phỏng lớp vân nổi trùng khớp từng chi tiết với họa tiết vân gỗ bên dưới, đem lại giá trị đẳng cấp về thẩm mỹ.
Kích thước sàn gỗ
Kích thước ván sàn là một yếu tố quan trọng nhưng lại ít người chú ý đến. Cách chọn gỗ lát sàn chuẩn nhất bạn cần quan tâm đến những thông số kích thước nào?
Đầu tiên là độ dày: Độ dày sàn gỗ phổ biến có các lựa chọn là 8mm, 10mm, 12mm, 13mm, 15mm, … Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bạn nên chọn các loại ván sàn có độ dày phù hợp. Chẳng hạn nếu bạn lắp đặt cho nội thất nhà ở thông thường thì các loại sàn dày 8mm đã đủ đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên nếu lắp đặt cho các công trình công cộng thì nên ưu tiên sử dụng dòng sàn có độ dày từ 12mm trở lên.
Lựa chọn kích thước sàn gỗ phù hợp
Lựa chọn ván sàn có kích thước phù hợp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm chi phí
Quy cách chiều dài x rộng tấm ván: Hay còn thường được gọi với từ ngữ thông dụng hơn đó là “bản sàn”. Sàn gỗ thường được chia thành các loại bản nhỏ, bản nhỡ và bản to. Với các căn phòng có diện tích dưới 30m2 nên chọn các loại sàn bản nhỏ có kích thước chiều dài khoảng 600 – 900mm, chiều rộng 90 – 100mm. Nhìn chung kích thước ván sàn tỷ lệ thuận với diện tích phòng. Các phòng càng lớn nên chọn sàn bản lớn để mang lại tính hài hòa.
Các Bước Cơ Bản Lắp Đặt Sàn Gỗ Tại Nhà
Chuẩn bị lắp đặt sàn gỗ trước khi thực hiện
– Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết trước khi tiến hành thi công.
– Sàn gỗ công nghiệp cần được thích nghi với môi trường trước khi lắp đặt. vì vậy, bạn nên chọn mua và vận chuyển sàn đến địa điểm cần lắp đặt trước ít nhất 24h.
– Đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường lắp đặt tối thiểu là 19° C,nhiệt độ bề mặt tối thiểu là 16° C, độ ẩm từ 50% đến 75% là tối ưu nhất.
– Chuẩn bị đủ ổ cắm điện để dùng cho máy cắt, máy khoan với nguồn điện ~ 210V-220V.
– Ước chừng cho mép dưới cánh cửa nhà cách mặt nền một khoảng tối thiểu 15mm đối với sàn dày 8mm và tối thiểu 19mm đối với sàn dày 12mm.
Chuẩn bị trước khi lát sàn gỗ công nghiệp
Cách lát sàn gỗ công nghiệp
Quá trình lát sàn gỗ công nghiệp gồm 3 công đoạn chính: lắp đặt ván sàn gỗ, kết thúc sàn & lắp đặt phào chân tường.
Lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp
– Bước 1: Kiểm tra và xử lý mặt sàn. Trước khi lắp đặt, bề mặt nền phải được làm phẳng, xử lý những chỗ còn gồ ghề để chúng thật phẳng. Sau khi đã làm phẳng xong thì phải làm sạch bề mặt.
– Bước 2: Trải lớp lót sàn
• Lớp lót sàn có tác dụng chống ẩm và hạn chế tiếng ồn cho sàn gỗ trong quá trình sử dụng.
• Trải bề mặt có tráng nilon của tấm lót xuống mặt dưới và cách chân tường khoảng 40mm.
• Dùng băng keo để dính giữa 2 lớp lót với nhau hoặc đặt chúng chồng mí lên nhau.
Cách lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp
Cách lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
– Bước 3: Tiến hành lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
• Bắt đầu ghép các tấm ván sàn từ góc trái của căn phòng, luôn lát theo chiều của nguồn sáng để làm nổi vân gỗ. Các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau.
• Duy trì khoảng cách giữa mép chân tường với sàn gỗ & khoảng cách giữa các tấm ván sàn gỗ khoảng 10mm để ghép mộng cho tấm cuối cùng. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng cách an toàn để sàn gỗ có thể giãn nở.
Kết thúc sàn
– Bước cuối cùng trong quá trình lát sàn gỗ công nghiệp là dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng.
– Che kín khoảng cách giữa tấm ván cuối cùng & chân tường bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.
Lắp phào chân tường
– Loại phào chân tường phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ.
– Khi lắp ghép, cố định phào với chân tường bằng đinh chuyên dụng để đóng phào.
– Cuối cùng, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn, tra keo silicon vào những khe hở sát với tường và khung cửa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.